Quy trình xây dựng cơ bản được cập nhật mới nhất từ A đến Z

Bất cứ một đơn vị xây dựng nào muốn hoàn thành tốt một dự án xây dựng cũng cần phải đưa ra và thực hiện theo đúng quy trình xây dựng rõ ràng và chặt chẽ. Đặc biệt, để dễ dàng quản lý được quá trình thi công và điều chỉnh chi phí của dự án thì chủ đầu tư phải hiểu và nắm rõ được quy trình này. Chính vì vậy, hãy cùng theo dõi quy trình xây dựng cơ bản đầy đủ từ A đến Z được cập nhật mới nhất hiện nay mà chúng tôi chia sẻ dưới đây nhé!

1. Lên ý tưởng thiết kế công trình sơ bộ và dự toán chi phí xây dựng

Lên ý tưởng tổng quát

Đây thực chất chính là xác định mục đích, nhu cầu sử dụng của gia chủ. Để lên được ý tưởng trước tiên cần xác định nhu cầu xây dựng công trình này là để kinh doanh, để ở hay dùng làm kho, xưởng,…Quy mô của công trình? Cần xây dựng mấy tầng? Có bao nhiêu phòng?

Thiết kế công trình sơ bộ

Trong quy trình xây dựng không thể thiếu bước thiết kế sơ bộ. Đây là hồ sơ thiết kế công trình đơn giản nhưng rất cô đọng. Thiết kế sơ bộ có vai trò quan trọng đó là lập được tổng mặt bằng cùng phương án kiến trúc cho công trình xây dựng đáp ứng được những yêu cầu và mong muốn của chủ đầu tư một cách tốt nhất đồng thời được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Bên cạnh thiết kế sơ bộ thì kiến trúc sư phải thuyết minh được những ý tưởng thiết kế của mình. Tính hoán những thông số kỹ thuật cơ bản của công trình xây dựng như: diện tích sàn, tầng ngầm, số tầng nổi,…

Dự toán chi phí xây dựng công trình (không thể thiếu trong quy trình xây dựng)

Tổng chi phí của công trình có thể bao gồm:

  • Chi phí dành cho trực tiếp xây dựng công trình bao gồm: nhân công, vật tư, máy thi công.
  • Chi phí dành cho quản lý công trình từ giai đoạn chuẩn bị, thực hiện cho đến khi kết thúc công trình, đưa công trình vào sử dụng, khai thác.
  • Chi phí thiết bị (các loại máy phục vụ) gồm: thang máy, máy thông gió – điều hoà, máy phát, ánh sáng, âm thanh. Những thiết bị nội thất như: thiết bị vệ sinh và xử lý nước thải, bàn ghế, tử, giường,…
  • Chi phí tư vấn xây dựng gồm: tư vấn thiết kế công trình, tư vấn giám sát, thẩm tra,…
  • Các chi phí khác bao gồm: chi phí bảo vệ môi trường, an toàn lao động, hoàn trả hạ tầng kỹ thuật, trượt giá và phát sinh,…

2. Thực hiện các thủ tục về xin phép đầu tư và xin phép xây dựng

Tất cả các công trình thi công xây dựng cũng đều thuộc quyền quản lý của nhà nước. Do đó, cần phải có giấy phép xây dựng đúng theo quy định để được phép xây dựng.
Các trường hợp cần phải xin cấp giấy phép xây dựng:

Công trình nhà ở xây dựng mới.

Cải tạo, sửa chữa công trình nhà ở đang tồn tại có thay đổi về kiến trúc của các mặt đứng. Thay đổi quy mô, kết cấu chịu lực và công năng sử dụng của công trình.

Quy trình xin giấy phép xây dựng

Các bước xin giấy phép xây dựng, cụ thể:

  • Bước 1: Cần lập hồ sơ xin phép xây dựng công trình;
  • Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng tại cơ quan có thẩm quyền;
    Nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng sẽ ghi biên nhận, hẹn thời gian khảo sát công trình.
    Nếu hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy giấy phép sẽ hướng dẫn bổ sung hồ sơ và thực hiện quy trình lại từ bước 1.
  • Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng tiến hành kiểm tra hồ sơ xin cấp phép;
  • Bước 4: Cơ quan có thẩm quyền đóng dấu bản vẽ, cấp giấy phép xây dựng.
  • Bước 5: Chủ đầu tư cần nhà gửi thông báo đến UBND cấp phường/xã và cơ quan cấp phép trước khi công trình khởi công xây dựng 7 ngày.

3. Thiết kế chi tiết kỹ thuật thi công công trình và chào thầu

quy-trinh-nghiem-thu-cong-trinh-xay-dung

Đây là bước thứ 3 trong quy trình xây dựng

Thiết kế kỹ thuật

Thiết kế kỹ thuật được thực hiện sau khi công trình được cấp phép xây dựng, đơn vị thi công sẽ tiến hành cụ thể hoá thiết kế cơ sở gồm đầy đủ thông số kỹ thuật, những giải pháp, vật liệu sử dụng sao cho hù hợp. Đây chính là cơ sở để tiến hành bản vẽ thiết kế thi công.

Thiết kế bản vẽ thi công

Đây là bản vẽ chi tiết thể hiện đầy đủ những thông tin đảm bảo thi công chính xác, phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật đồng thời đảm bảo được các điều kiện triển khai thi công.

Chào thầu

Bằng các hoạt động đấu thầu, chủ đầu tư sẽ lựa chọn các nhà thầu có đủ khả năng đáp ứng được những yêu cầu về kinh nghiệm, kỹ thuật, tiến độ đặt ra của công trình. Từ đó, giúp chủ đầu tư vừa sử dụng hiệu quả, tiết kiệm được vốn đầu tư, vừa yên tâm về chất lượng và tiến độ của dự án.

Thi công xây dựng và lắp đặt các thiết bị, máy móc

Các bước cơ bản bao gồm:

  • Chuẩn bị mặt bằng xây dựng;
  • Xây thô bao gồm: Đào móng và xử lý nền, lắp đạt cốt pha và cốt thép sau đó đổ bê tông móng và xây dựng công trình ngầm như: hố ga, bể tự hoại,… Xây tường gạch,…; Lắp đặt hệ thống điện nước,…
  • Hoàn thiện

4. Nghiệm thu và hoàn công, đưa vào khai thác sử dụng

Nghiệm thu chính là quá trình so sánh và đối chiếu giữa bản vẽ thiết kế với công trình thực tế sau khi hoàn thành.
Hoàn công là thủ tục hành chính trong quy trình xây dựng công trình. Xác nhận xem sau khi được cấp giấy phép xây dựng, các bên đã hoàn thành công trình thi công xây dựng chưa.
Trên đây là tổng hợp quy trình xây dựng cơ bản nhất từ a đến Z mới nhất hiện nay. Hy vọng, những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp được cho các chủ đầu tư có thêm kiến thức, sự chuẩn bị trước khi bắt đầu dự án xây dựng của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0396045398