Trong công trình xây dựng, sàn một phương được xem là kết cấu chịu lực trực tiếp tải trọng của toàn bộ công trình xuống móng. Vì vậy, nếu tấm sàn không được đan thép đúng cách sẽ khiến sàn nhà bị nứt, bị thấm hoặc bị rung, võng gây mất an toàn cho người sử dụng.
Khái niệm sàn một phương
Sàn 1 phương là loại sàn mà ô sàn chỉ đỡ được 2 cạnh đối xứng nên kết cấu chỉ làm việc theo 1 phương. Bên cạnh đó, nếu ô sàn đỡ cả 4 cạnh nhưng tỷ số cạnh dài gấp đôi cạnh ngắn thì được coi là sàn 1 phương. Do sự khác biệt về chiều dài quá lớn nên tải trọng không truyền xuống dầm theo phương cạnh ngắn. Tổng tải trọng được truyền xuống theo phương vuông góc với dầm đỡ.
Nguyên tắc bố trí thép sàn 1 phương
Chiều dày của sàn nhà thông thường là 10cm đến 15cm nhưng chỉ cần bố trí thép sàn 1 phương lệch nhau 1cm cũng làm giảm khả năng chịu lực của sàn. Vì vậy, để đảm bảo chất lượng, độ bền vững của sàn sau thời gian sử dụng cần phải lưu ý một số điều khi thi công và nghiệm thu thép sàn. Bởi vậy, bố trí thép sàn 1 phương theo đúng nguyên tắc sẽ làm tăng khả năng chịu lực của sàn. Mặc dù tiết diện thép, khoảng cách đan thép là giống nhưng nhưng cách bố trí không tối ưu được sẽ làm giảm khả năng chịu lực của sàn.
Nguyên tắc bố trí thép để sàn một phương:
- Thép phải được neo vào dầm sao cho đúng tiêu chuẩn như thép tròn trơn uốn móc vào dầm, thép có vằn lớp trên và lớp dưới có đủ chiều dài neo lần lượng là 30D và 20D.
- Thanh thép sàn chịu lực chính phải được thiết kế với chiều cao làm việc tối đa. Chiều cao làm việc tối đa được gọi là h0 là khoảng cách từ mép bê tông chịu nén đến trọng tâm thanh thép chịu kéo.
- Chiều dày lớp bê tông bảo vệ là 15mm và không được nhỏ hơn tiết diện thép.
Trên đây là những chia sẻ của kỹ sư Calichome về sàn 1 phương trong xây dựng. Hy vọng qua bài viết này quý vị sẽ hiểu hơn về dòng sản phẩm đang ngày càng được ưa chuộng và ưu tiên sử dụng trong xây dựng này.