Đầm bê tông là công đoạn không thể thiếu trong quá trình xây dựng, công đoạn này giúp đảm bảo cho kết cấu công trình kiên cố hơn và nâng cao chất lượng công trình. Để hiểu rõ hơn về công đoạn này, hãy cùn C-Box tìm hiểu ngay các thông tin hữu ích dưới đây.
1. Đầm bê tông là gì?
Đầm bê tông là một công đoạn trong công tác đúc bê tông và bê tông cốt thép giúp làm chặt kết cấu bê tông ngay khi còn ở dạng vữa. Bê tông vừa được đổ vào khuôn đúc trước khi đông kết sẽ được tác động từ bên ngoài bề mặt hoặc trong lòng của kết cấu bê tông.
2. Tại sao cần phải đầm bê tông?
Vữa bê tông là một dạng hỗn hợp các vật liệu hạt rời. Kết cấu của bê tông thường có độ rỗng rất lớn. Nếu cứ để vậy thì khi chúng khô lại, kết cấu của bê tông sẽ trở nên xốp, không có độ rắn chắc cũng như có độ chịu lực kém.
Hơn nữa, trong suốt quá trình đổ bê tông và đợi khô thì các loại vật liệu nặng sẽ bị chìm xuống dưới. Vì vậy, để hỗn hợp này tạo thành một khối hợp nhất và vững chắc giúp chúng có thể bám vào cốt thép, đồng thời thao tác này còn giúp giảm tối đa độ rỗng của bê tông trong quá trình đầm.
Ngoài ra, nếu bê tông được đầm kỹ sẽ làm giảm thời gian đông cứng của bê tông, thời gian tháo dỡ cốp pha nhanh chóng. Bê tông cũng ít xảy ra tình trạng nứt, co ngót nên tăng cường độ chống thấm.
3. Cách đầm bê tông đúng quy trình
- Đầm thủ công
– Bước 1: Chuẩn bị đầm bằng gang có độ nặng 8-10kg cùng với que xọc làm từ thép hoặc xà beng…
– Bước 2: Dùng sức để nâng lên hạ xuống, sau đó đầm ngang bề mặt bê tông.
– Bước 3: Trong quá trình đầm thì sử dụng xọc thép, xà beng để chọc sâu vào vữa giúp cho cốt liệu được lọt qua khe cốt thép.
– Bước 4: Dùng xà beng và vồ gỗ thúc mạnh vào thành cốp pha giúp cho vữa được dàn đều cũng như lấp đầy các lỗ rỗng.
– Bước 5: Thực hiện quá trình này liên tục cho đến khi vữa không bị lũ xuống và bề mặt xuất hiện sữa xi măng.
- Đầm bằng máy
Với phương pháp đầm máy thì bạn có thể tham khảo hướng dẫn sau:
– Dựa theo nguyên lý chấn động, cột có độ dày từ 20-30cm sẽ sử dụng đầm rung. Phần đầu của đầm dùi sẽ được đặt xuống dưới lớp bê tông 5-10cm. Thời gian cho mỗi lần đầm tại một vị trí sẽ là 20-40 giây. Nếu trường hợp xuất hiện gợn nước xung quanh đầm dùi hoặc có nước đọng thành vũng thì vữa đã bị phân tầng do thời gian đầm quá lâu.
– Thời gian đầm cho một vị trí là từ 30-50 giây. Hướng đi của đầm sẽ phụ thuộc vào chiều quay của động cơ. Quá trình di chuyển máy đầm phải đảm bảo phủ lên vết đầm trước 10-20cm. Bạn có thể kéo đầm 2 lần thẳng góc với nhau. Không được đứng lên mặt hay chất thêm tải trọng lên bề mặt dầm.
– Vị trí và khoảng cách đặt chày đầm phụ thuộc vào các loại đầm khác nhau. Không tắt máy đầm cho đến khi rút cày lên khỏi mặt bê tông. Nếu tắt máy quá sớm có thể không rút chày ra được, hoặc sau khi rút sẽ để lại lỗ hổng trong mặt bê tông thương phẩm
– Khi cắm chày vào mặt để đầm bê tông cần cho chày xuống nhanh, nhưng khi rút lên phải kéo chậm và dẫm chân vào các cạnh chày . Mục đích của thao tác này đó là giúp lèn chặt vữa bê tông xuống dưới, khi chày rút lên sẽ không để lai lỗ hổng. Thời gian dầm phụ thuộc vào tần số của máy, nếu tần số cao thì đầm nhanh còn tần số thấp thì đầm lâu hơn .
Trên đây là những thông tin chi tiết về đầm bê tông trong quá trình thi công xây dựng công trình. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn. Nếu bạn đang có nhu cầu thi công công trình và ứng dụng các loại sàn phẳng để quá trình đầm bê tông diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn. Hãy gọi ngay cho C-Box qua hotline 0396.045.398 để được tư vấn và hỗ trợ.